Cách 1: Dù đã được tư vấn trực tiếp từ sale hay bạn bè, người quen thì bước đầu tiên để xác nhận thông tin bạn đừng nên bỏ lỡ là lên Google gõ tìm kiếm: “Công ty ABC lừa đảo”, “Chủ đầu tư ABC lừa đảo”,… Nếu không có bài “phốt” nào về công ty hay chủ đầu tư thì bước tiếp theo sẽ là tìm hiểu chi tiết hơn về dự án đó.
Cách 2: Nếu sale (hay đại diện bên phía công ty) nói công ty đã có sổ đỏ hồng rồi thì cần yêu cầu cho xem trực tiếp. Nếu dự án đó chưa có sổ hoặc đang chờ ra sổ riêng thì ít nhất doanh nghiệp cũng phải xuất trình được bản vẽ tách thửa/bản trích lục có con dấu của cơ quan nhà nước hoặc Giấy chứng nhận chấp thuận quy hoạch 1/500, giấy phép xây dựng,…
Cách 3: Phân biệt rõ ràng biên bản đặt cọc và đặt chỗ khác nhau. Giữ chỗ tới lức mở bán có thể hoàn lại tiền nhưng đặt cọc thì không. Vậy nên bạn cần đọc kỹ trước khi ký tên vì rất nhiều sale nói 1 đằng nhưng giấy thì một nẻo. Điều này là một trong các nguyên nhân làm người mua gặp nhiều khó khăn, bức xúc sau này.
Cách 4: Bạn phải biết xác định đúng lô đất/căn nhà mình xem và thông tin lô đất/căn nhà trên hợp đồng cọc có trùng khớp với nhau hay không? Nhất là khi mua đất dân hay các dự án nhỏ lẻ thì cần coi kỹ giấy tờ. Nhiều trường hợp sale/cò dắt khách đi xem đất vị trí đẹp đường lớn, sau đó chỉ vội vàng viết giấy biên nhận thu tiền – phiếu thu mà không ghi là mã/số lô đất nào, khu đất nào luôn.
Theo kinh nghiệm mua nhà đất không bị lừa đảo, bạn phải xem kỹ để sau này lỡ vị trí đất biến thành nơi có đường nhỏ, xấu… thì khách còn có cơ sở để để khởi kiện.
Cách 5:Đối với đất đã có sổ, mặc dù được tư vấn “rất an toàn pháp lý” rồi thì bạn cũng đừng quên tự tra cứu thông tin trên các ứng dụng và website quy hoạch khu vực. Tuy thông tin ở các trang này tương đối và không được cập nhật thường xuyên nhưng cũng phần nào giúp được khách hàng xác định được vị trí dựa trên số tờ số thửa..
Cách 6: Đối với các dự án phân lô bán nền thì cần tìm hiểu dự án đó có tồn tại hay không? Có được bán hay không? Chủ đầu tư là chính thức hay giả danh?… Có thể xem trên google hoặc tốt nhất là đến cơ quan địa chính khu vực để xác thực các thông tin cần thiết khác.
Cách 7: Xem kỹ các điều khoản hợp đồng trước khi “bút sa gà chết”. Cần nắm rõ các rủi ro của hợp đồng. Ví dụ, nếu chủ đầu tư chậm ra sổ thì xử lý ra sao? Lãi bao nhiêu %/tháng? Có hoàn tiền và bồi thường không??? Nếu chậm thanh toán thì bị phạt ra sao, bao nhiêu? …
Theo kinh nghiệm mua nhà đất không bị lừa đảo, đối với đất đã hoàn thiện hạ tầng, có sổ sẵn thì nên nắm rõ các quy định về xây dựng như xây dựng tự do hay theo mẫu? Thuế, phí trước bạ ra sao?
Cách 8: Khi mua các bất động sản hình thành trong tương lai như căn hộ chung cư mới bắt đầu xây thì phải có giấy xác nhận nghiệm thu xong móng,… Nếu mua chung cư đã ổn định rồi thì nên coi sổ hồng giống như đất nền và các giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy,….
Cách 9: Mua lại nhà/đất ở các dự án chưa ra sổ riêng thì càng cẩn thận hơn nữa. Cần xác định người đang giao dịch với mình có phải là chủ sở hữu lô đất hay môi giới, xem qua hợp đồng của chủ đất với chủ đầu tư là thật hay làm giả?…
Theo các kinh nghiệm mua nhà đất không bị lừa đảo, bạn không nên mua theo dạng uỷ quyền và tốt nhất là sang nhượng hợp đồng trực tiếp từ chủ đầu tư.
Cách 10: Tham khảo giá cả các sản phẩm bất động sản ở khu vực lân cận, để xem đó có phải là mức giá hợp lý không. Nếu mua nhà đất từ môi giới/cò thì rất dễ bị kê giá ăn chênh lệch nên càng phải cẩn thận.
Cách 11: Không vì say mê theo lời “đường mật có cánh” của sale mà vô tình phớt lờ, xem nhẹ đi các yếu tố an toàn pháp lý. Ví dụ như quà tặng khủng, chiết khấu cực kỳ cao, giá cực rẻ, cam kết thuê lại, cam kết trả tiền lời, cam kết nhận bán ra lại cho,…
Cách 12: Kinh nghiệm mua nhà đất không bị lừa đảo là hạn chế người ngoài tiếp xúc với sổ hồng và các giấy tờ có liên quan. Điều này vừa giúp bảo mật cho những giấy tờ về nhà đất vừa phòng ngừa các khả năng lừa đảo như bị đánh tráo sổ, bản sao giấy tờ,… Vì vậy, bạn hãy luôn thận trọng kiểm tra để chắc chắn rằng những giấy tờ về nhà đất là giấy tờ thật.
Cách 13: Nhiều trường hợp bên bán sẽ yêu cầu phải thanh toán trước ~10% đó để giữ chỗ hoặc là chi phí để làm thủ tục. Tuy nhiên, điều này rất rủi ro vì không có gì đảm bảo về quyền lợi của bạn nếu như đó là hành vi lừa đảo. Vậy nên, bạn hãy làm xong mọi thủ tục chuyển nhượng trước khi tiến hành giao tiền cho bên bán.
Cách 14: Nếu mua dự án thì khi giao dịch mua bán cần lên trực tiếp văn phòng công ty để giao dịch. Bạn cũng có thể có góc nhìn/đánh giá trực tiếp về quy mô công ty (lớn hay nhỏ), tác phong (có chuyên nghiệp hay không),…
Cách 15: Chỉ khi nào thấy vị trí hợp lý, pháp lý sạch sẽ, giá cả chấp nhận được thì mới mua. Bạn không nên nóng vội ra quyết định khi đi xem đất/xem nhà mẫu/mở bán vì dễ bị tác động theo hiệu ứng đám đông.
Src: PhamHuTam – CongDongBDS
đăng ký ngay để nhận ưu đãi